Những câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp và cách trả lời (Phần 1)

nhung cau hoi phong van xin viec thuong gap va cach tra loi amp

Chuẩn bị các tình huống có thể gặp phải khi phỏng vấn là rất cần thiết. Và những câu hỏi phỏng vấn thường gặp là gì? Cùng Tutimviec.com tìm hiểu và trả lời chúng . . .

1. Hãy tự giới thiệu về Anh/Chị?

Cách trả lời:
– Hãy bao quát 4 lĩnh vực trong cuộc sống của bạn: Những năm đầu đời, học vấn, kinh nghiệm làm việc và vị trí hiện tại – đó là 4 lĩnh vực mà bạn nên đưa vào phần giới thiệu bản thân.
– Nội dung trình bày cần ngắn gọn, súc tích và không nên vượt quá 2 phút.
– Câu hỏi này thường gặp nhất và bắt đầu buổi phỏng vấn. Do đó nếu trả lời tốt bạn sẽ có nhiều sự tự tin hơn.

2. Điểm mạnh của Anh/Chị?

Cách trả lời:
– Bạn nên liệt kê từ 3 đến 4 điểm mạnh liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển, dựa trên quá trình tìm hiểu công việc và thông tin có được về công ty.
– Đừng bao giờ tỏ ra là người hoàn hảo, tuy nhiên cũng đừng nên đề cập một cách quá cụ thể.
– Bạn có thể nói như sau: “Tôi luôn mong muốn hoàn thành tất cả các công việc, vì thế thỉnh thoảng trở nên quá hăng hái và đòi hỏi khắt khe đối với đồng nghiệp. Tuy nhiên, tôi đang cố gắng để khắc phục yếu điểm này.” hay đề cập đến một khoá huấn luyện bổ sung nghề nghiệp nào đó.

4. Anh/Chị có tham vọng gì trong tương lai?

Cách trả lời:
– Hãy bộc lộ niềm mong muốn hoàn thành tốt các công việc hiện tại và sự tự tin vào một tương lai đầy hứa hẹn của bạn!
– Tuy nhiên, cần tránh các câu nói không thực tế hay gây tiêu cực đến vị trị hiện tại. 5. Bạn thích vị trí nào trong nhóm nếu được tuyển dụng vào dự án X của chúng tôi?
– Hãy nói một cách khéo léo và ngụ ý rằng bạn là người linh hoạt và trách nhiệm, cho dù là vị trí nhân viên hay trưởng nhóm thì quan trọng là hiệu quả cuối cùng.

6. Anh/chị hãy mô tả về tính cách của mình?

Cách trả lời:
– Chỉ đề cập đến 2 hay 3 tích cách tích cực và có thể giúp ích cho công việc.
– Hãy nhớ là nhà tuyển dụng đang cố gắng quyết định “sự phù hợp” của bạn với công ty.
– Khả năng xác định chính xác các giá trị của họ sẽ giúp bạn có được câu trả lời phù hợp.

7. Phong cách quản lý của Anh/Chị?

Cách trả lời:
– Hãy mô tả các kỹ năng bạn thường sử dụng để khơi dậy động lực và sức mạnh làm việc của đội ngũ nhân viên hay sự ứng biến linh hoạt khi tình huống thay đổi. Bạn nên dựa vào phong cách quản lý của công ty để có câu trả lời phù hợp. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ, hãy trả lời mềm dẻo và tuỳ theo tình huống.
– Bạn có thể đề cập đến các phương thức thiết lập mục tiêu và lôi cuốn mọi người cùng thực hiện.

8. Theo Anh/Chị nhiệm vụ khó khăn nhất của nhà quản lý là gì?

Cách trả lời:
– Hãy sử dụng đại từ “tôi” và nhấn mạnh các yếu tố quan trọng (dựa trên nhu cầu và văn hoá của công ty).
– Bạn có thể trả lời bằng cách nêu lên các khó khăn gặp phải khi thực hiện công việc qua người khác, đảm bảo tuân thủ các kế hoạch, hoàn thành đúng thời hạn và quản lý nguồn ngân sách.

9. Anh/Chị học được điều gì từ những sai lầm của mình?

Cách trả lời:
– Hãy trình bày 1 hay 2 tình huống mà bạn đã chuyền đổi một cách thành công từ một sơ suất hay đánh giá không đúng thực tế thành kinh nghiệm hữu ích.
– Hãy nhấn mạnh vào kết quả tích cực, biến sai sót thành chất xúc tác học hỏi.

10. Bạn có biết gì về công việc của chúng tôi không?

Cách trả lời:
– Câu hỏi này sẽ rất thường gặp, vì vậy hãy dành thời gian tìm hiểu công việc và thông tin về công ty, website, bạn bè hoặc nếu có ai đó quen biết đang làm tại công ty thì càng tuyệt vời.
– Hãy nhớ trả lời câu hỏi nhưng gắn với “sự phù hợp” của bạn với công ty.

11. Anh/Chị phải quản lý bao nhiêu nhân viên trong thời gian gần đây?

Cách trả lời:
Hãy trả lời thật cụ thể và tự tin khi liên hệ đến những cá nhân chịu sự ảnh hưởng của bạn.

12. Trong công việc vừa qua, điều gì khiến Anh/Chị thích nhất và ghét nhất?

Cách trả lời:
– Hãy trở lời thận trọng khi gặp phải câu hỏi này.
– Bạn có thể nêu lên những điều hài lòng và chưa hài lòng, tuy nhiên nên nhấn mạnh và các điểm tích cực hơn là kể lễ về các tiêu cực.

13. Tại sao Anh/Chị không tìm một công việc mới sau nhiều tháng?

Cách trả lời:
– Bạn có thể nhận thấy câu hỏi này hơi xúc phạm, tuy nhiên đừng đón nhận nó dưới tư cách cá nhân.
– Bạn có thể trả lời như sau: “Tìm một công việc nào đó không quá khó khăn, tuy nhiên tìm đúng công việc lại cần nhiều thời gian và suy nghĩ thận trọng”.

14. Sếp cũ của bạn đánh giá điểm mạnh nhất của bạn là gì?

Cách trả lời:
Bạn nên nêu ra các điểm yếu theo hướng trình bày tích cực. Sếp cũ có lẽ cũng đã từng nêu ra những nhận xét tốt về bạn, vì thế hãy thuật lại chi tiết một vài điều thành công mà bạn đã làm được.

15. Vì sao bạn lại không có việc làm trong thời gian qua?

Cách trả lời:
– Có thể bạn không may mắn trong những lần trước hoặc ốm đau, bận việc cá nhân… nhưng hãy lựa chọn cho mình câu trả lời khôn ngoan và tương đối thực tế.
– Ví dụ: thời gian đó tôi tham gia khóa học tài chính nâng cao để có sự chuẩn bị tốt hơn hoặc tôi tham gia chương trình tiếng Anh tại trung tâm quốc tế để phù hợp với công việc sắp tới. Bạn sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Tutimviec.com chúc các bạn thành công!

Chia sẻ: