Sinh viên mới ra trường và bí quyết tìm việc

Hiện nay, số lượng sinh viên ra trường không tìm được việc làm hoặc việc làm không phù hợp với ngành nghề đào tạo ngày càng nhiều. Nó trở thành nổi áp ảnh không chỉ với sinh viên đã ra trường mà còn cả những sinh viên đang học tập. Vậy đâu là bí quyết tìm việc để đập tan nổi lo đó?  Hãy cùng Tutimviec.com tìm hiểu nào!

Nhiều người cho rằng sở dĩ sinh viên mới ra trường những năm gần đây rất khó xin việc là do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Nhưng theo thông kê của một trang thông tin việc làm cho thấy mỗi ngày trung bình có đến 2.000 việc làm mới được cập nhật và số lượng việc cần người thường xuyên lên đến 17.000. Như vậy có thể thấy cơ hội để có một việc làm là hoàn toàn có thể, việc sinh viên mới ra trường chưa tìm được việc làm hoặc việc làm không phù hợp chuyên môn đã đào tạo là do thiếu kinh nghiệm và kỹ năng mềm.

sinh vien moi ra truong va bi quyet tim viec amp

Nếu bạn là sinh viên mới ra trường hoặc sắp ra trường hãy cùng Tutimviec.com tìm hiểu một số yếu tố để có một việc làm nhanh chóng và phù hợp chuyên môn đã học

1. Tìm hiểu thông tin việc làm

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, các bạn rất dể tìm thấy các thông tin tuyển dụng ngay trên mạng. Đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường được đào tạo kiến thức về internet một cách chu đáo. Hiện nay tại việc nam có trên 50 trang thông tin việc làm trực tuyến.

Nhưng quá nhiều thông tin cũng khiến sinh viên mới ra trường khó chọn lọc được việc làm phù hợp được thông tin tuyển dụng xác thực, tránh bị lừa và phù hợp với bản thân. Đặc biệt là các trường hợp lừa đảo việc làm để thu tiền ứng viên và hình thức bán hàng đa cấp lôi kéo không cung cấp đủ thông tin.

Các bạn cũng nên chú ý, các trang tìm việc đều định hướng đối tượng ứng viên và nhà tuyển dụng. Do đó, các bạn nên chú ý nhiều hơn đến các trang thông tin việc làm cho sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm.

2. Lựa chọn công việc phù hợp với chuyên môn, khả năng và điều kiện của mình

Bạn phải biết khả năng của mình đến đâu để tìm kiếm công ty phù hợp và từ đó tích lũy kinh nghiệm cho mình trước khi đến những vị trí cao hơn.

Công việc phù hợp mà bạn cần phải xác định không chỉ là ngành nghề mà bạn muốn tham gia mà còn là công ty mà bạn muốn bắt đầu. Nếu bạn chọn nơi bắt đầu công việc là một công ty lớn, bạn nên xác định rằng có thể sẽ phải chờ đợi lâu hơn bởi số lượng công ty có quy mô lớn tại Việt Nam chỉ chiếm gần 2,3 {5d970f92cfa8f59cc15812c764383fe08f67cc32fa64d6ea0573dde23c655a13} trong tổng số các doanh nghiệp. Hơn nữa các doanh nghiệp lớn đòi hỏi trình độ, kỹ năng rất cao, bạn sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều ứng viên giàu kinh nghiệm khác.

Ngược lại, nếu bạn chọn nơi bắt đầu sự nghiệp là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, bạn sẽ có khả năng xin được việc nhanh hơn. Tuy cơ hội phát triển cũng như mức lương tại những doanh nghiệp này có thể chênh lệch nhiều so với các doanh nghiệp lớn nhưng bạn cũng có thể học hỏi và tích lũy được không ít kinh nghiệm. Dành từ 1 – 3 năm cho việc tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng làm việc sẽ tạo nhiều thuận lợi cho việc phát triển sự nghiệp sau này.

3. Hồ sơ xin việc

– Đơn xin việc phù hợp với từng ngành nghề và công ty ứng tuyển.

– Sơ yếu lý lịch (CV) mô tả quá trình học tập và kinh nghiệm tích lũy là không thể thiếu – có xác nhận của chính quyền địa phương nếu được yêu cầu.

– Bằng cấp liên quan

Đây là 3 thứ không thể thiếu trong một bộ hồ sơ xin việc. Ngoài ra bạn còn có thể được yêu cầu giấy khám sức khoẻ, CMND, hình thẻ, . . . Sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm thì bộ hồ sơ cần thể hiện được năng lực, phẩm chất cá nhân phù hợp với vị trí đang ứng tuyển cũng như niềm yêu thích và đam mê với công việc. Bạn nên chú ý, đừng sử dụng duy nhất một CV cho tất cả các ngành nghề ứng tuyển. Bởi mỗi công việc sẽ cần những phẩm chất riêng từ bạn.

>>> Tutimviec.com gợi ý: hồ sơ xin việc gồm những gì?

4. Kiên trì là cần thiết

Nếu ra trường một thời gian vẫn chưa có được công việc thì điều cuối cùng bạn cần làm là tiếp tục kiên trì. Rất nhiều sinh viên mới ra trường sau một vài lần nộp hồ sơ không có kết quả đã bắt đầu từ bỏ, dừng tìm kiếm các thông tin việc làm, dừng việc chuẩn bị và nộp hồ sơ. Thay vào đó chọn những công việc dễ dàng hơn nhưng trái ngành, trái nghề và không hề yêu thích. Khó khăn trong thời gian đầu đi tìm việc là điều mà hầu hết sinh viên nào cũng phải trải qua, nếu bạn không đối mặt lúc này thì sẽ phải đối mặt lúc khác. Bây giờ không kiên trì, một vài năm sau bạn sẽ phải bắt đầu lại từ con số 0 và mọi chuyện lại lập lại như cũ.

Tutimviec.com chúc bạn thành công!

Chia sẻ: