Những câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp và cách trả lời (Phần 3)

nhung cau hoi phong van xin viec thuong gap va cach tra loi amp

Chuẩn bị các tình huống có thể gặp phải khi phỏng vấn là rất cần thiết. Và những câu hỏi khi phỏng vấn thường gặp là gì? Cùng Tutimviec.com tìm hiểu và trả lời chúng . . .

31 Anh/Chị muốn biết điều gì về công ty?

Cách trả lời:

– Bạn có thể đã tìm hiểu về công ty trước khi phỏng vấn qua các nguồn thông tin như báo chí, bạn bè, Internet.

– Tuy nhiên, bạn nên nói rằng bạn muốn được biết nhiều hơn nữa; và sau đó chuẩn bị

sẵn một vài câu hỏi thông minh. Hãy tạo ra một cuộc trao đổi thông tin sinh động!!

32. Anh/chị có thể mang đến cho chúng tôi điều gì mà các ứng viên khác không có?

Cách trả lời:

– Nếu câu hỏi này được đặt ra khi vừa bắt đầu cuộc phỏng vấn, bạn có thể phản hồi bằng cách trình bày về các kỹ năng và kinh nghiệm sẽ làm lợi cho công ty.

– Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu trước một số thông tin về vị trí công việc. Tránh các câu trả lời dựa trên các giả định chủ quan của bạn.

– Tuy nhiên, nếu nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này sau khi đã mô tả về vị trí phỏng vấn, họ đang muốn tìm hiểu những thành công trong quá khứ của bạn. Đây chính là cơ hội tốt để thể hiện khả năng giải quyết vấn đề đấy!

33. Anh/Chị đã từng gặt hái thành công chưa?

Cách trả lời:

 – Hãy xác định các thành công đã đạt được của bạn và trả lời.

– Hãy cố gắng chọn lựa những thành công liên quan đến các nhu cầu và giá trị của công việc.

34. Năng lực cá nhân nào khiến Anh/Chị nghĩ rằng sẽ đạt được thành công tại đây?

Cách trả lời:

– Nếu câu hỏi này được đưa ra sau khi bạn đã có được đầy đủ các thông tin về vị trí, hãy nói về 2 hay 3 kỹ năng chính (minh hoạ bằng các thành công) mà bạn tin rằng sẽ rất hữu ích cho công việc đang phỏng vấn.

– Hãy chú ý đến nội dung và thời lượng để chắc chắn là các thông tin được trình bày đầy đủ, hiệu quả.

35. Những điều gì bạn mong muốn ở sếp của bạn?

Cách trả lời:

– Bạn không nhất thiết phải trả lời chi tiết vì biết đâu chính người phỏng vấn lại là sếp sau này của bạn.

– Hãy đưa ra những câu trả lời mà sếp thường có, ví dụ giỏi giang, tế nhị, công bằng và biết khuyến khích nhân viên làm việc…

36. Minh hoạ về thời gian khi Anh/Chị là người lãnh đạo?

Cách trả lời:

Dẫn chứng các ví dụ về những thành công của bạn, nhằm chứng minh cho các kỹ năng lãnh đạo.

37. Nếu được lựa chọn công việc và công ty, Anh/Chị sẽ quyết định nơi làm việc nào trong số các công ty có trên thị trường hiện nay?

Cách trả lời:

Hãy nói về công việc mục tiêu và điều gì tạo ra sức hút đối với bạn trong công việc mà bạn đang ứng tuyển.

38 Mức lương mong muốn của Anh/Chị?

Cách trả lời:

– Hãy có gắng trì hoãn câu trả lời cho đến khi bạn biết được các thông tin cụ thể về công việc và mức lương mà công ty trả cho các vị trí tương tư.

– Nếu nhà tuyển dụng kiên quyết muốn nhận được câu trả lời của bạn, bạn có thể trả lời như sau: “Ông đã biết được mức lương của tôi ở công ty Ajax, tôi hy vọng là sẽ có một bước tiến khi đến làm việc tại Accme. Có lẽ, chúng ta nên bàn bạc thêm về các nghĩa vụ và phạm vi công việc mà tôi phải đảm nhận trước khi trả lời câu hỏi này”.

39. Trong bao lâu thì Anh/Chị có thể đóng góp cho công ty?

Cách trả lời:

– Hãy thực tế và trả lời rằng bạn có thể làm được điều này sau 6 tháng hay 1 năm.

– Dĩ nhiên, sự lựa chọn thời gian thích hợp trong câu trả lời này rất quan trọng.

– Bạn đã biết đầy đủ các thông tin về vị trí để có được câu trả lời thuyết phục không? (nếu đây là công việc mới, 6 tháng đã là rất tốt rồi!!).

40. Bạn có sẵn sàng đặt quyền lợi công ty lên trên lợi ích cá nhân không?

Cách trả lời:

– Tất nhiên là CÓ.

– Đây là một câu hỏi để thử xem bạn có thật sự sẵn sàng cố gắng vì công ty hay không.

– Nếu có thể hãy giải thích vì sao quyền lợi công ty lại quan trọng đối với sự nghiệp lâu dài của bạn.

41. Mục tiêu lâu dài của Anh/Chị?

Cách trả lời:

– Liên hệ đến công ty bạn đang phỏng vấn hơn là trả lời một cách chung chung.

– Hãy trình bày những tham vọng của bạn một cách thực tế! Trước tiên, nói về công việc bạn đang dự tuyển, và sau đó là các mục tiêu lâu dài.

42. Mô tả một tình huống khi Anh/Chị gặp khó khăn trong vấn đề quản lý và cách giải quyết

Cách trả lời:

– Hãy liên hệ đến 1 trong số các thành công của bạn khi giải quyết dạng tình huống này.

– Bạn nên dựa vào văn hoá, nhu cầu của công ty đang ứng tuyển, làm nổi bật các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xây dựng tinh thần đồng đội hay quản lý nhân viên.

 43. Là một nhà quản lý, Anh/Chị đã từng phải sa thải một nhân viên nào đó chưa? Nếu có, vui lòng kể lại và trình bày hướng giải quyết?

Cách trả lời:

– Nếu có, bạn có thể trả lời như sau “Tôi quả thực có kinh nghiệm trong vấn đề này và đã giải quyết theo hướng có lợi cho cả người lao động và công ty. Tôi tuân thủ các chính sách kỷ luật của công ty trước khi đưa ra quyết định sa thải”.

– Đừng đi vào chi tiết nếu người phỏng vấn không hỏi thêm. Ngược lại, nếu bạn chưa từng sa thải nhân viên nào, hãy trình bày là bạn sẽ sử dụng các nguyên tắc kỷ luật trước khi quyết định sa thải nhằm bảo vệ quyền lợi cho công ty.

44. Nêu lên những nhận xét khách quan của Anh/Chị về người sếp trước?

Cách trả lời:

– Hãy liên hệ đến những kinh nghiệm quý báu mà bạn đã đạt được. “Đó là một công ty tuyện vời, tôi đã có nhiều cơ hội học tập kinh nghiệm và thể hiện năng lực của mình”.

– Hãy cứ tự tin đào sâu vào vấn đề này!!!

45. Những điều gì từ phía đồng nghiệp khiến bạn khó chịu?

Cách trả lời:

– Có thể bạn khó chịu với một số tính cách nhất định hay thậm chí vùng miền, tuy nhiên khi bạn không biết người đang phỏng vấn mình có yếu tố đó không thì không nên nói ra.

– Thay vào đó hãy trả lời rằng khó chịu hay không do cách mình nhìn nhận và giải quyết vấn đề, và cho dù khó chịu thì bạn cũng vẫn phải làm việc và giải quyết công việc ổn thỏa.

– Tuyệt đối không nên đề cập đến các mâu thuẩn các nhân.

Tutimviec.com – Chúc bạn thành công!

Chia sẻ: