“Long xương rồng” – cú đá chéo sân mạnh mẽ!

long xuong rong cu da cheo san manh amp

Chơi cây cảnh là một thú vui không còn xa lạ. Họ sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu, trăm triệu, thậm chí hàng tỉ đồng để “săn” những loài cây cảnh quý như  tùng la hán, lộc vừng, . . .

Nắm bắt xu hướng đó, nhiều người nông dân đã từ bỏ ruộng đồng, tính kế làm giàu bằng nghề nuôi trồng và buôn bán cây cảnh. Nhưng do thiếu kiến thức chuyên môn vững vàng, nhiều người cũng phải nhận “trái đắng”.

Và anh Nguyễn Ngọc Long – xã Thới Tam Thôn – huyện Hóc Môn – Tp.HCM cũng là một người như thế. Để theo đuổi niềm đam mê anh đã từ bỏ công việc hiện tại với mức lương khá ổn định. Vào thời điểm mà giống hoa xương rồng được liệt vào loại khá khan hiếm, thì đây chắc chắn là một quyết định khá mạo hiểm, đặc biệt là với một người “mới chân ướt chân ráo” bước vào nghề.

Chặng đường của anh không phải trải hoa hồng mà cũng đầy “trái đắng” những với niềm đam mê và không ngại học hỏi anh đã thành công trên con đường mà mình chọn

 Đam mê xương rồng

Anh Nguyễn Ngọc Long vốn yêu thích cây xương rồng từ nhỏ bởi “đó là loại cây chịu được khí hậu khắc nghiệt lại có hoa đẹp như ý chí vươn lên của một con người”. Đó là lý do anh quyết định lập vườn trồng xương rồng cách nay đúng 11 năm. Bấy giờ, loài xương rồng được anh chọn trồng là giống xương rồng Bát Tiên có nguồn gốc từ Thái Lan đang được thị trường ưa chuộng. Đó chính là lý do mà người dân nơi đây đặt cho anh.

Anh nhớ lại: “Sau khi lặn lội khắp các nhà vườn tìm hiểu, tôi thấy giống xương rồng Bát Tiên rất đẹp nhưng khan hiếm, cung không đủ cầu. Tôi quyết định vận dụng kỹ thuật ép xương rồng ra nhiều nhánh để cung cấp giống cho thị trường chứ không cho cây ra hoa như những nhà vườn khác”. Chỉ trong năm đầu, vườn xương rồng của anh đã cho lợi nhuận khá cao. Ngoài xương rồng Bát Tiên, anh còn trồng thêm nhiều giống xương rồng khác đáp ứng nhu cầu người mua.

Từ vườn xương rồng đầu tiên, anh đã tích lũy vốn, đầu tư trồng cây cảnh; đặc biệt là cây tùng vạn niên, giống cây có nguồn gốc từ Đài Loan. Đến nay, anh đã có 5 vườn kiểng tại TPHCM và ở huyện Trảng Bàng – Tây Ninh.

 Không ngại học hỏi

 Chị Phạm Thị Thùy, vợ anh, kể: “Hồi năm 2002, cả nhà đi du lịch Hà Nội. Đến nơi, anh để mọi người vào khách sạn nghỉ ngơi và nói anh đi ra ngoài một lát. Hóa ra, anh đến các chợ bán cây kiểng, hỏi thăm các đầu mối bán xương rồng để tìm đường sang Trung Quốc học hỏi kinh nghiệm”. Niềm đam mê xương rồng dường như bất tận. Mỗi khi nghe ở đâu có giống xương rồng mới là anh lại lặn lội tìm bằng được rồi học hỏi kỹ thuật trồng, cách lai tạo.

Anh xác định lại nguyên tắc bán sỉ nhằm khuyến khích nhiều khách hàng đến vườn nhà mình mà không bị áp lực về giá cả. Ngoài ra, anh còn áp dụng hình thức đồng giá bán cho cả giống xương rồng mới và cũ, lớn hay nhỏ. Chính vì thế, sản phẩm của anh ngày càng được nhiều người biết đến. Ngoài thị trường TPHCM, xương rồng của anh đã có mặt ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc. Kinh nghiệp này anh học được khi anh sang Trung Quốc tìm hiểu quy trình trồng xương rồng một cách bày bản. Anh tâm sự: “Qua đó, thấy người ta làm rồi mới biết cách làm của mình còn thủ công, nhỏ lẻ quá. Với nguyên tắc “mua sỉ, bán sỉ”, nhà nông ở Trung Quốc tiết kiệm được nhiều chi phí và tiêu thụ được sản phẩm nhanh. Không dừng lại ở nguyên tắc kinh doanh mới, họ còn áp dụng quy trình trồng công nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu nên nghề trồng xương rồng rất thành công”.

Tutimviec.com chúc các bạn thành công!

Chia sẻ: